Chưa có nhận xét nào

LƯỢC KHẢO QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH TAM TẠNG PĀḶI SANG VIỆT NGỮ

Tam Tạng (Tipiṭaka) là bộ sưu tập những lời giáo huấn, những lời dạy của Đức Phật Gotama trong suốt 45 năm kể từ khi Ngài chứng đắc quả vị Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi tịch diệt Niết-bàn.

Kể từ khi Đức Phật nhập Niết-bàn, đã có 4 lần Tam Tạng Kinh điển được các bậc cao Tăng trùng tuyên lại nhằm duy trì chính xác và đầy đủ Kim ngôn của Ngài, trong đó 3 lần kết tập Tam Tạng đầu đều bằng truyền khẩu (Mukhapātha) do chưa có chữ viết.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ tư được tổ chức tại động Alu Vihara (Matale)xứ Sri Lanka, khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết-bàn, thành phần tham dự gồm 1.000 bậc Thánh Arahán đắc Tứ Tuệ Phân Tích, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahādhammarakkhita làm chủ trì thực hiện suốt một năm đã trùng tuyên lại toàn bộ 84.000 Pháp uẩn trong Tam Tạng Kinh điển. Bước ngoặt lịch sử trong Phật giáo là toàn bộ Pháp và Luật của Đức Phật đã được ghi chép trọn vẹn bằng chữ viết trên lá buông. Hiện nay, toàn bộ di sản Kinh điển trên lá buông được quốc đảo Sri Lankā thờ tự như quốc bảo vô giá của quốc gia.

Sau đó, Tam Tạng còn được trùng tuyên thêm 2 lần nữa tại Myanmar vào Phật lịch 2404 và Phật lịch 2497.

TAM TẠNG TIPIṬAKA

Toàn giáo pháp của Đức Phật, nếu phân chia theo tạng thì có 3 tạng:

Tạng Luật (Vinayapiṭaka).
Tạng Kinh (Suttantapiṭaka).
Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭakka)

a) Tạng Luật (Vinayapiṭaka)

Tạng Luật gồm những lời răn dạy của Đức Phật. Đức Phật đã ban hành những điều giới Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, những phép hành tăng sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm v.v…

Tạng Luật có 5 bộ

* Bộ Pārājika gồm 49 điều giới: 4 bất cộng trụ, 13 tăng tàn, 2 bất định, 30 ưng xả đối trị

* Bộ Pācittiya gồm 178 điều giới: 92 ưng đối trị + + 4 Ưng phát lồ + 7 pháp diệt tranh sự + 75 giới học

* Bộ Mahāvagga (Đại Phẩm): Đức Phật thuyết giảng về chuyện chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, chuyện thuyết pháp Chuyển Pháp Luân đầu tiên tế độ nhóm 5 Tỳ khưu, Đức Phật ban hành phép xuất gia thọ Sadi, Tỳ khưu v.v…

* Bộ Cūḷavagga (Tiểu Phẩm): Đức Phật ban hành nhiều phép hành tăng sự đến chư Tỳ khưu.

* Bộ Parivāra (Tập Yếu): Đức Phật ban hành nhiều điều liên quan đến giới và nhiều vấn đề khác…

Tạng Kinh (Suttantapiṭaka)

Tạng Kinh là tạng gồm có nhiều bài kinh, bài kệ do Đức Phật thuyết giảng, cũng có một số bài kinh, bài kệ do chư Thánh Arahán, chư thiên, chư phạm thiên, Đức vua, Samôn, Bàlamôn.

Tạng Kinh gồm có 5 bộ

Trường Bộ: Gồm có những bài kinh dài.
Trung Bộ: Gồm có những bài kinh trung bình.
Tương Ưng: Gồm những bài kinh có điểm đồng nhau ghép thành nhóm.
Tăng Chi: Gồm những bài kinh có chi pháp rõ ràng.
Tiểu Bộ: Gồm những bài kinh, bài kệ không có trong 4 bộ trên, được gom vào Tiểu Bộ này.

Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma): gồm những Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) cao siêu vi diệu, là những pháp có thực tánh như: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp không phải thiện, không phải bất thiện… Những pháp ấy là ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới… không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, đàn bà, chúng sinh…. được Đức Phật thuyết tại cung trời Đạo Lợi vào mùa hạ thứ 7 để tế độ Phật mẫu ở cõi trời Đẩu Xuất Đà Thiên.

Tạng Vi Diệu Pháp gồm có 7 bộ:

1. Bộ DhammassaṅganīBộ Pháp Tụ gồm tất cả các chân nghĩa pháp thành nhóm Mātikā pháp đầu đề.

Có tất cả 132 mātikā chia làm hai loại:

Tika mātikā: Pháp đầu đề có ba chi pháp gồm có 32 mātikā.
Duka mātikā
: Pháp đầu đề có hai chi pháp gồm có 100 mātikā…

2. Bộ VibhaṅgaBộ Pháp Phân Tích gồm các pháp phân tích thành 18 loại, uẩn (khandha), xứ(āyatana), giới (dhātu) v.v…

3. Bộ DhātukathāBộ Chất Ngữ gồm các pháp phân loại thành ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, Tứ Đế (sacca).

4. Bộ PugalapaññattiBộ Nhân Chế Định phân biệt các hạng người khác nhau.

5. Bộ KathāvatthuBộ Ngữ Tông đặt vấn đề phá tan mọi tà thuyết, trở lại Chánh Pháp.

6. Bộ YamakaBộ Song Đối gồm các câu hỏi, câu trả lời đi đôi với nhau từng cặp.

7. Bộ PaṭṭhānaBộ Vị Trí giải về 24 duyên có quan hệ với nhau. Bộ Vị Trí này là bộ lớn và rộng nhất, sâu sắc và vi diệu nhất trong Phật giáo.

LƯỢC ĐỒ TAM TẠNG THEO SỰ SẮP XẾP CỦA CÔNG TRÌNH TAM TẠNG PALI – VIỆT

Piṭaka

Tạng

Tên Pāḷi

Tựa Việt Ngữ

Số tt.

V

I

N

A

Y

A

L

U

T

Pārājikapāḷi

Pācittiyapāḷi bhikkhu

Pācittiyapāḷi bhikkhunī

Mahāvaggapāḷi I

Mahāvaggapāḷi II

Cullavaggapāḷi I

Cullavaggapāḷi II

Parivārapāḷi I

Parivārapāḷi II

Phân Tích Giới Tỳ Khưu I

Phân Tích Giới Tỳ Khưu II

Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni

Đại Phẩm I

Đại Phẩm II

Tiểu Phẩm I

Tiểu Phẩm II

Tập Yếu I

Tập Yếu II

01

02

03

04

05

06

07

08

09

S

U

T

T

A

N

T

A

K

I

N

H

Dīghanikāya I

Dīghanikāya II

Dīghanikāya III

Majjhimanikāya I

Majjhimanikāya II

Majjhimanikāya III

Saṃyuttanikāya I

Saṃyuttanikāya II

Saṃyuttanikāya III

Saṃyuttanikāya IV

Saṃyuttanikāya V (1)

Saṃyuttanikāya V (2)

Aṅguttaranikāya I

Aṅguttaranikāya II

Aṅguttaranikāya III

Aṅguttaranikāya IV

Aṅguttaranikāya V

Aṅguttaranikāya VI

Trường Bộ I

Trường Bộ II

Trường Bộ III

Trung Bộ I

Trung Bộ II

Trung Bộ III

Tương Ưng Bộ I

Tương Ưng Bộ II

Tương Ưng Bộ III

Tương Ưng Bộ IV

Tương Ưng Bộ V (1)

Tương Ưng Bộ V (2)

Tăng Chi Bộ I

Tăng Chi Bộ II

Tăng Chi Bộ III

Tăng Chi Bộ IV

Tăng Chi Bộ V

Tăng Chi Bộ VI

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Piṭaka

Tạng

Tên Pāḷi

Tựa Việt Ngữ

Số tt.

S

U

T

T

A

N

T

A

K

I

N

H

K

H

U

D

D

A

K

A

N

I

K

Ā

Y

A

*

T

I

U

B

Khuddakapāṭha

Dhammapadapāḷi

Udānapāḷi

Itivuttakapāḷi

Suttanipātapāḷi

Vimānavatthupāḷi

Petavatthupāḷi

Theragathāpāḷi

Therīgāthāpāḷi

Jātakapāḷi I

Jātakapāḷi II

Jātakapāḷi III

Mahāniddesapāḷi

Cullaniddesapāḷi

Paṭisambhidāmagga I

Paṭisambhidāmagga II

Apadānapāḷi I

Apadānapāḷi II

Apadānapāḷi III

Buddhavaṃsapāḷi

Cariyāpiṭakapāḷi

Nettipakaraṇa

Peṭakopadesa

Milindapañhāpāḷi

Tiểu Tụng

Pháp Cú

Phật Tự Thuyết

Phật Thuyết Như Vậy

Kinh Tập

Chuyện Thiên Cung

Chuyện Ngạ Quỷ

Trưởng Lão Kệ

Trưởng Lão Ni Kệ

Bổn Sanh I

Bổn Sanh II

Bổn Sanh III

Đại Diễn Giải

Tiểu Diễn Giải

Phân Tích Đạo I

Phân Tích Đạo II

Thánh Nhân Ký Sự I

Thánh Nhân Ký Sự II Thánh Nhân Ký Sự III

Phật Sử

Hạnh Tạng

Cẩm Nang Học Phật

Tam Tạng Chỉ Nam

Milinda Vấn Đạo

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

A

B

H

I

D

H

A

M

M

A

V

I

D

I

U

P

H

Á

P

Dhammasaṅganipakaraṇa

Vibhaṅgapakaraṇa I

Vibhaṅgapakaraṇa II

Kathāvatthu I

Kathāvatthu II

Kathāvatthu III

Dhātukathā

Puggalapaññattipāḷi

Yamakapakaraṇa I

Yamakapakaraṇa II

Yamakapakaraṇa III

Patthānapakaraṇa I

Patthānapakaraṇa II

Patthānapakaraṇa III

Bộ Pháp Tụ

Bộ Phân Tích I

Bộ Phân Tích II

Bộ Ngữ Tông I

Bộ Ngữ Tông II

Bộ Ngữ Tông III

Bộ Chất Ngữ

Bộ Nhân Chế Định

Bộ Song Đối I

Bộ Song Đối II

Bộ Song Đối III

Bộ Vị Trí I

Bộ Vị Trí II

Bộ Vị Trí III

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

Tam Tạng Pāḷi nguyên tác đã được công bố hiện nay gồm có 6 văn bản chính: 5 văn bản Pāli của các nước Ấn Độ, Sri Lanka , Myanmar, Thái Lan , Campuchia được ghi theo mẫu tự của chính quốc, và văn bản thứ sáu là bản Pāḷi Roman của nhà xuất bản Pāḷi Text Society có dạng chữ a, b, c quen thuộc với người Việt chúng ta.

Các xứ quốc giáo như Campuchia, và Sri Lanka đang sử dụng Tam Tạng song ngữ gồm có nguyên tác Pāḷi và lời dịch bằng ngôn ngữ bản xứ. Hai nước Myanmar và Thái Lan có bản dịch căn cứ vào Chánh Tạng Pāḷi được in thành hai bộ riêng biệt nhưng phương thức trình bày rất thuận tiện cho việc tham khảo học hỏi. Hiển nhiên, các việc làm này có tác động không nhỏ đến quá trình tu pháp học và pháp hành theo đúng lời đức Phật dạy ở các quốc gia ấy.

Phật giáo Việt Nam cũng có những duyên may và thành tựu to lớn trong việc phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển sang Việt ngữ, trong đó phải kể đến công lao của những bậc trưởng lão có công khai sơn phá thạch như ngài Hòa thượng Tịnh Sự, ngài Hòa thượng Thích Minh Châu và thượng tọa Indacanda Chánh Thân.

Ngài đại trưởng lão Santakicco Mahāthera (Tịnh Sự) sinh năm 1913 tại Đồng Tháp, Ngài xuất gia theo hệ phái Phật giáo Bắc truyền từ năm 12 tuổi, đến năm 35 tuổi, duyên lành trổ quả khi Ngài được tiếp xúc với kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy Therāvada, Ngài đã xuất gia Sa-di tại Cambodia và 3 năm sau Ngài sang Thailand xuất gia thọ đại giới Tỳ-khưu. Với tư chất thông minh và phước duyên tu tập nhiều đời kiếp nên Ngài đã hấp thụ được tinh túy của giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, trong suốt 7 năm ròng rã, Ngài đã chuyên tâm thực hành hạnh Đầu đà Dhutaṅga, tiến hành thiền định Samatha và thiền tuệ Vipassana. Bên cạnh đó, Ngài còn học chuyên sâu về Vi Diệu Pháp Abhidhamma. Từ năm 1958, Ngài Tịnh Sự đã bắt đầu công việc chuyển ngữ Tạng Vi Diệu Pháp Abhidhamma từ ngôn ngữ Pāḷi thành tiếng Việt để thuận tiện cho Tăng chúng Việt Nam dễ dàng tiếp cận được với kinh điển gốc của đức Phật. Ngài đại trưởng lão Tịnh Sự đã chuyển ngữ xong toàn bộ tạng Vi Diệu Pháp từ ngôn ngữ sang thành Việt ngữ. Hiện nay, do bản in cũ đã lâu, không còn phổ biến rộng rãi nên Công trình Tam Tạng Việt ngữ quyết định tái bản ấn tống 1000 Tạng Vi Diệu Pháp gồm 16 cuốn để tiện cho việc nghiên cứu của hàng hậu học Việt Nam.

Ngài đại trưởng lão thứ nhì có công trong việc phiên dịch Tam Tạng Tipiṭaka sang Việt ngữ là ngài Hòa thượng Thích Minh Châu. Ngài sinh năm 1918 tại Nghệ An. Năm 1946, ngài xuất gia tu tập theo giáo lý của hệ phái Phật giáo Bắc truyền tại Huế. Năm 1952 là 1 dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp biên dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu khi Ngài được cử sang Sri Lanka học về ngôn ngữ Pāḷi và Anh văn, sau đó ngài tiếp tục sang tu học tại Nava Nalanda Mahavihara thuộc Đại học Bihar (Ấn Độ). Năm 1961, Hòa thượng Thích Minh Châu là người Việt đầu tiên đạt được học vị tiến sĩ Phật học chuyên ngành văn học Pāḷi tại Ấn Độ. Năm 1964, Ngài trở về Việt Nam, bắt tay vào sự nghiệp hoằng Pháp và dịch thuật Kinh điển sang tiếng Việt, trong đó dấu ấn đậm nét là việc Hòa thượng Thích Minh Châu đã phiên dịch sang Việt ngữ 4 bộ trong Tạng Kinh, cụ thể là các phần sau:

  1. Trường bộ kinh (2 tập)
  2. Trung bộ kinh (3 tập)
  3. Tương ưng bộ kinh (5 tập)
  4. Tăng chi bộ kinh (5 tập)

Riêng phần Tiểu bộ thì Hòa thượng Thích Minh Châu dịch được 5 tập đầu gồm các tập:
a. Pháp cú
b. Kinh Phật tự thuyết
c. Kinh Phật thuyết như vầy
d. Kinh Tập
e. Trưởng lão Tăng kệ
g. Trưởng lão Ni kệ
h. Bổn sanh (2 tập)

Trong số đó, cuốn Tiểu tụng – Pháp cú – Phật tự thuyết – Phật thuyết như vầy và cuốn Kinh Tập phù hợp với văn bản Chánh Tạng; riêng tập “chuyện thiên cung ngạ quỷ’’ do Giáo sư Trần Phương Lan dịch từ bản dịch tiếng Anh. Cuốn ‘’Trưởng lão kệ, trưởng lão Ni kệ’’ và các cuốn Bổn Sanh (Jātaka) thì Hòa thượng Thích Minh Châu dịch dựa trên bản dịch tiếng Anh thuộc hệ Chú giải, điều này có thể dễ dàng nhận thấy vì số lượng câu chữ bên phần nguyên tác Pāḷi và phần dịch sang Việt ngữ không đồng nhất về số lượng câu chữ.

Dịch giả thứ 3 tuy tuổi đời và hạ lạp tu tập thì rất khiêm tốn so với 2 vị tiền bối nhưng đã có những bước tiến vô cùng lớn trong việc dịch thuật Tam Tạng Tipiṭaka dưới hình thức song ngữ Pāḷi – Việt ngữ. Đó là Thượng tọa Indacanda Chánh Thân. Thượng tọa sinh năm 1958 tại Huế, Năm 1984, Thượng tọa Chánh Thân vào tu tại chùa Thiền Quang 2, huyện Long Thành, Đồng Nai do Ngài Giác Chánh trụ trì, năm 1986 Thượng tọa thọ đại giới tại chùa Candaraṇsyārāma, TP Hồ Chí Minh, sau đó cuối năm 1994, thượng tọa định cư tại Mỹ và theo học và tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Sankrit tại trường đại học Washington, Mỹ. Năm 2001, Thượng tọa Chánh Thân đến Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và lưu lại tu học tại Sri Lanka và theo đuổi chương trình cao học về chuyên ngành Pāḷi học tại đại học Kelaniya năm 2004. Điều đặc biệt là trong năm 2003 Thượng tọa Chánh Thân đã hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Tạng Luật và một số các dịch phẩm Phật giáo quan trọng khác sang Việt ngữ. Năm 2008, Thượng tọa đã hoàn thành chương trình tiến sĩ Phật học tại Post Graduate Institute of Pali and Buddhist Studies thuộc đại học Kelaniya, Sri Lanka.

Năm 2006, thượng tọa Chánh Thân bắt đầu khởi công thực hiện Công trình Tam Tạng Song ngữ Pāḷi Việt với dự định sẽ phiên dịch toàn bộ Tam Tạng Tipiṭaka sang hình thức song ngữ Pāḷi Việt với tổng số 58 cuốn nhằm giúp Phật giáo Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận và nghiên cứu về Tam Tạng Tipiṭaka nguyên gốc. Tính đến năm 2010, trọn bộ 9 cuốn Tạng Luật Vinaya song ngữ Pāḷi Việt đã được in tại Sri Lankā. Cho đến nay, thượng tọa Chánh Thân đã dịch được tổng số 27 cuốn gồm trọn bộ Tạng Luật (9 cuốn) và toàn bộ phần Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh (18 cuốn). 600 bộ Tam Tạng Song ngữ Pāḷi – Việt đã được in ấn tống và chuyển về Việt Nam cũng như các nước có các vị Sư người Việt Nam sinh sống và tu tập như Mỹ, Úc, Pháp, Đức… nhằm trợ duyên cho những người muốn nghiên cứu tu tập theo nguyên gốc lời dạy của đức Phật

CÁC BẢN DỊCH CỦA THƯỢNG TỌA INDACANDA CHÁNH THÂN

Giới Thiệu Tổng Quát Tạng Luật (Vinaya Piṭaka):

Pārājikapāḷi & Phân Tích Giới Tỳ Khưu I (2004, 2008)

Pācittiyapāḷi bhikkhu & Phân Tích Giới Tỳ Khưu II (2004, 2008)

Pācittiyapāḷi bhikkhunī & Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (2004, 2008)

Mahāvaggapāḷi I & Đại Phẩm I (2003, 2009)

Mahāvaggapāḷi II & Đại Phẩm II (2003, 2009)

Cullavaggapāḷi I & Tiểu Phẩm I (2003, 2009)

Cullavaggapāḷi II & Tiểu Phẩm II (2003, 2009)

Parivārapāḷi I & Tập Yếu I (2004, 2010)

Parivārapāḷi II & Tập Yếu II (2004, 2010)

*Các Bản Dịch thuộc Tạng Kinh Pāli (18 tập)

Khuddakapāṭhapāḷi – Tiểu Tụng (2013)

Dhammapadapāḷi – Pháp Cú (2008)

Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết (2013)

Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy (2013)

Vimānavatthupāḷi – Chuyện Thiên Cung (2012)

Petavatthupāḷi – Chuyện Ngạ Quỷ (2012)

Theragathāpāḷi – Trưởng Lão Kệ (2011)

Therīgāthāpāḷi – Trưởng Lão Ni Kệ (2011)

Patisambhidamaggapāḷi I – Phân Tích Đạo, tập I (2006)

Patisambhidamaggapāḷi II – Phân Tích Đạo, tập II (2006)

Apadanapāḷi I – Thánh Nhân Ký Sự, tập I (2008)

Apadanapāḷi II – Thánh Nhân Ký Sự, tập II (2007)

Apadanapāḷi III – Thánh Nhân Ký Sự, tập III (2007)

Buddhavamsapāḷi – Phật Sử (2005)

Cariyapitakapāḷi – Hạnh Tạng (2005)

Milindapañhapāḷi – Milinda Vấn Đạo (2011)

Jātakapāḷi I – Bổn Sanh I (2016)

Jātakapāḷi II – Bổn Sanh II (2016)
● Jātakapāḷi III – Bổn Sanh III (2017)

Mahāniddesapāḷi – Đại Diễn Giải (2018)

Cullaniddesapāḷi – Tiểu Diễn Giải (2018)

Nettipakaraṇapāḷi – Cẩm nang học Phật (2019)

Peṭakopadesapāḷi – Tam Tạng Chỉ Nam (2020)

Đây có thể được coi là cột mốc trong sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp tại Việt Nam.. Do những nỗ lực và công lao của Thượng tọa Chánh Thân và lợi ích to lớn mà Công trình Tam Tạng Song ngữ Pāḷi – Việt đã đem lại cho Phật giáo nên ngày 20/06/2013, Thượng tọa Chánh Thân đã được Phật giáo Sri Lanka trao tặng danh hiệu cao quý “Pariyatti Visārada” (Bậc vững chắc về Pháp học). Đây là điều hết sức vinh dự cho chư Tăng ngoại quốc đang tu học tại Sri Lanka nói chung và chư Tăng Việt Nam nói riêng. Tính đến năm 2018, Thượng tọa Chánh Thân đã hoàn tất việc phiên dịch sang Việt ngữ phần Tiểu Bộ (theo truyền thống thì tính đến cuốn Hạnh Tạng)

Năm 2020 đánh dấu 1 bước vô cùng quan trọng với Phật giáo Việt Nam khi Thượng tọa Chánh Thân hoàn tất việc dịch 3 cuốn cuối cùng (43, 44 và 45) trong Tiểu Bộ. Đặc biệt, điều hoan hỉ và tự hào với bản dịch Việt ngữ là 5 cuốn Kinh gồm Apadanapāḷi I, II, III (Thánh Nhân ký sự 1, 2, 3), Mahāniddesapāḷi (Đại diễn giải) và Cullaniddesapāḷi (Tiểu Diễn Giải) được Thượng Tọa dịch trực tiếp từ ngôn ngữ Pāḷi sang Việt ngữ, hiện tại các cuốn trên vẫn chưa có bản dịch từ ngôn ngữ Pāḷi sang Anh ngữ. Đây chính là những mảng ghép cuối cùng trong kho tàng Pháp học đồ sộ Tipiṭaka đã được dịch trọn vẹn sang Việt ngữ. Đánh dấu cột mốc quan trọng rằng giới học Phật Việt Nam đã có đủ Tam Tạng Việt ngữ để nghiên cứu và thực hành.

Có thể nói công lao của 3 vị trưởng lão đã chuyển ngữ Tam Tạng Tipiṭaka sang Việt ngữ thật là to lớn vì đã giúp cho nền tảng Pháp học Phật giáo được trang bị đầy đủ và củng cố vững chắc tại Việt Nam, mở ra những cơ hội nghiên cứu sâu rộng cho cả hàng xuất gia và Phật tử. Chắc chắn nhờ duyên may đó mà sẽ có rất nhiều lớp người xuất gia và tại gia thêm hăng say nghiên cứu về Pháp học bởi Pháp học Phật giáo là nguồn cội, là căn bản của Phật giáo. Khi pháp học còn tồn tại, thì pháp hành mới mong phát triển. Khi pháp hành phát triển tốt, thì pháp thành mới có thể phát sinh. Nếu pháp học bị tiêu hoại, thì pháp hành và pháp thành chắc chắn sẽ không còn nữa. Như vậy, các hàng Phật tử tại gia và bậc xuất gia cần phải có bổn phận theo học pháp học Phật giáo bằng tiếng Pāḷi, lời giáo huấn chính thức của Đức Phật tùy theo khả năng của mình, để giữ gìn duy trì Phật giáo được trường tồn trên thế gian tròn đủ 5.000 năm. Để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho tất cả chúng sinh nhất là chư thiên và nhân loại.

==== xxx ====

Năm 2013, duyên lành cho Phật tử Việt Nam đơm hoa kết trái khi thượng tọa Chánh Thân về thăm Việt Nam, cư sĩ Tuệ Ân – một thành viên của Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã thỉnh cầu Thượng tọa Chánh Thân cho phép được in những dịch phẩm của Thượng tọa về Kinh và Luật bằng Việt ngữ tại Việt Nam. Thượng tọa Chánh Thân đã hoan hỉ tiếp nhận thành ý đó và trực tiếp tư vấn, hướng dẫn lên phương án thực hiện việc chuyển ngữ thuần Việt toàn bộ Tạng Luật và phần Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh, tiến tới việc hoàn thành toàn bộ Tam Tạng Việt Ngữ trong thời gian sớm nhất. Thượng tọa Chánh Thân đã đặt tên cho thiện pháp này là “Công trình ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ” với mục đích phổ biến các bản dịch Tam Tạng thuần Việt ngữ để trợ duyên cho giới nghiên cứu học Phật Việt Nam trong việc nghiên cứu Pháp học. Kể từ năm 2014 đến nay. Công trình ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ đã ấn tống và phát hành được hơn 5000 Tạng Luật và 3 cuốn thuộc Tiểu Bộ thuộc tạng Kinh.

Nhằm mục đích hoàn thành sớm nhất bộ Tam Tạng Kinh Điển theo đúng nguyên gốc từ Tipiṭakapāḷi, Công trình Tam Tạng Việt ngữ đang tiến hành các kế hoạch cụ thể sau:

  1. Phát hành 16 cuốn thuộc tạng Vi Diệu Pháp Abhidhamma do ngài Hòa thượngTịnh Sự dịch. Chi phí cần thiết để in Tạng Vi Diệu Pháp là 1,1 triệu đồng/bộ; số lượng in là 1000 bộ. Hiện tại, các công việc như dàn trang, hiệu đính và xin giấy phép xuất bản đã được hoàn tất từ năm 2018 và đã kêu gọi đại chúng hùn phước được 600 triệu trên tổng số 1,1 tỷ đồng nhưng do chưa kêu gọi đủ kinh phí nên vẫn chưa tiến hành phần in ấn được.

  2. Phát hành 18 tập Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh, đặc biệt là công bố những bản dịch trực tiếp từ ngôn ngữ Pāḷi sang Việt ngữ mà chưa được dịc sang Anh ngữ nhằm so sánh với những bản dịch đang được lưu hành hiện nay để xác định rõ tính chất và xuất xứ từ Chú giải (Atthakathā) và Sớ Giải (Tīkā) với Chánh Tạng Tipitakapāḷi, tránh việc làm biến đổi nội dung của Tam Tạng Thánh Điển. Hiện nay, Công trình ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ đang hoàn tất các công việc dàn trang, xin cấp phép xuất bản, chuẩn bị các thủ tục để in ấn. Dự kiến sẽ in 1000 bộ Tiểu Bộ với chi phí là 1,5 triệu/bộ. Thời gian tiến hành trong quý I năm 2021. Nếu hoàn thành được thiện sự in Tạng Vi Diệu Pháp và đầy đủ 18 cuốn Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh cùng với Tạng Luật đã được in trước đây, ghép thêm phần Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng và Tăng Chi đã được Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phát hành thì giới học Phật Việt Nam sẽ có được đầy đủ Tam Tạng Kinh Điển nguyên gốc bằng Việt ngữ

  3. Sau khi đã hoàn thành việc in ấn và phát hành Tạng Luật, Tạng Vi Diệu Pháp và Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh, Công trình Tam Tạng Việt ngữ sẽ thực hiện kế hoạch đối chiếu Pāḷi để hiệu đính phần Việt ngữ cho 18 tập còn lại của Suttantapitaka – Tạng Kinh theo đúng định dạng của Tam Tạng Việt Ngữ, những phần còn lại gồm có:

+ Dīghanikāya – Trường Bộ (3 tập),

+ Majjhimanikāya – Trung Bộ (3 tập),

+ Samyuttanikāya – Tương Ưng Bộ (6 tập),

+ Anguttaranikāya – Tăng Chi Bộ (6 tập.

Đại thiện sự ấn tống toàn bộ Tam Tạng Việt Ngữ chắc chắn sẽ là phước báu vô lượng đem lại sự hoan hỷ và lợi ích không chỉ cho các bậc xuất gia mà còn giúp cho Phật tử tại gia biết hướng tâm kính ngưỡng Tam Bảo, biết tu tập và làm phước lợi lạc nhất không chỉ cho mình mà còn lợi ích cho cả cộng đồng Phật tử, bổ sung sức mạnh cho sự phát triển và trường tồn của Phật giáo tại Việt Nam.

Công trình ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ

Địa chỉ liên hệ: Số 7, ngách 173/59 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: tamtangvietngu@gmail.com

Điện thoại liên hệ: +84 903448797

Người chịu trách nhiệm: Paññavara Tuệ Ân

Đăng nhận xét