Chưa có nhận xét nào

CÔNG DỤNG CỦA HỘ KINH PARITTA

“Uggaṇhātha, bhikkhave, āṭānāṭiyaṃ rakkhaṃ. Pariyāpuṇātha, bhikkhave, āṭānāṭiyaṃ rakkhaṃ. Dhāretha, bhikkhave, āṭānāṭiyaṃ rakkhaṃ. Atthasaṃhitā, bhikkhave, āṭānāṭiyā rakkhā bhikkhūnaṃ bhikkhunīnaṃ upāsakānaṃ upāsikānaṃ guttiyā rakkhāya avihiṃsāya phāsuvihārāyā”ti. (Majjhimanikāya, Pāthikavaggapāḷi, bài kinh số 9, trang Myanmar 173).

“Này các Tỳ khưu, hãy học Hộ Kinh Āṭānāṭiya! Hãy học thuộc lòng Hộ Kinh Āṭānāṭiya! Hãy nắm giữ Hộ Kinh Āṭānāṭiya! Này các Tỳ khưu, liên quan đến lợi ích là Hộ Kinh Āṭānāṭiya cho các vị Tỳ khưu, các Tỳ khưu ni, các cận sự nam và các cận sự nữ được bảo vệ, được hộ trì, không có bị xâm hại, được sống an vui”.

Những lời này được đức Phật sách tấn các hàng đệ tử hãy học Hộ Kinh Āṭānāṭiya để được bảo vệ. Do vậy truyền thống tụng Kinh bắt đầu để được bảo vệ và mang lại kết quả tốt. Những bài kinh được tụng đọc gọi là Kinh Hộ Trì hay “Parittapāḷi”; có nghĩa là “Kinh Paritta sẽ hộ trì cho những ai tụng đọc và lắng nghe kinh này để tránh xa những sự nguy hiểm, nạn đói khát, … tất cả mọi điều rủi ro”. Xuyên qua thời gian, những bài kinh Paritta được thêm vào thành “Kinh Tụng”. Do đó chúng ta có thể tìm thấy trong Kinh Milindapañha và các bản chú giải (Aṭṭhakathā) của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) có đề cập về 9 bài Kinh như sau: Ratanasutta, Mettāsutta, Khandhasutta, Morasutta, Dhajaggasutta, Āṭānāṭiyasutta, Aṅgulimālasutta, Bojjhaṅgasutta và Isigilisutta.

Ở đây, tập kinh này được giới thiệu về 8 bài Kinh đầu tiên và ngoài ra được thêm vào những bài Kinh khác sau: Maṅgalasutta, Vaṭṭasutta và Pubbaṇhasutta. Do vậy, tập Kinh này được bao gồm 11 bài Kinh, vả lại ở mỗi bài Kinh đều có thêm phần giới thiệu. Đây là 11 bài Kinh được tụng đọc mỗi ngày trong các tu viện và ni viện hay ở nhà của người Phật tử theo các nước Phật giáo Nguyên Thủy (Theravāda). Bộ sưu tập này được biết đến ở Myanmar là “Pa-rit-ji” hay “Pa-ye-ji”, nghĩa tiếng Việt là “Đại Kinh Hộ Trì”, đây không phải là những bài Kinh dài, nhưng là những bài Kinh có oai lực lớn; nếu được tụng đọc và lắng nghe một cách đúng đắn thì sẽ tránh khỏi tất cả mọi nguy hiểm và mang lại kết quả tốt.

 

VIỆC TỤNG ĐỌC VÀ LẮNG NGHE KINH:

Kinh Hộ Trì (Parittapāḷi) là Kinh bảo vệ và mang lại những kết quả tốt đẹp. Điều quan trọng là những bài Kinh này được tụng đọc hay lắng nghe một cách đúng đắn. Có một vài điều kiện để thành tựu cả việc tụng đọc và lắng nghe nhằm mang lại những lợi ích của Kinh Paritta. Thật vậy, về người tụng đọc cần phải đầy đủ ba điều kiện và về người lắng nghe cũng có ba điều kiện sau:

 

 Ba điều kiện cho người tụng đọc là:
1. Họ phải được học và tụng đọc những bài Kinh Hộ Trì
(Parittapāḷi) này một cách chính xác và đầy đủ mà không bỏ sót.
2. Họ phải hiểu được ý nghĩa của các bài Kinh Hộ Trì
(Parittapāḷi) khi được tụng lên.
3. Họ phải tụng đọc với tất cả trái tim đầy hoan hỷ và với từ tâm.

 

 Ba điều kiện cho người lắng nghe Kinh là:

  1. Là người không phạm một trong năm trọng tội:

– Giết mẹ (Mātughātaka);

– Giết cha (Pitughātaka);

– Giết bậc A-la-hán (Arahantaghātaka),

– Làm chảy máu Phật (Lohituppādaka).

– Và chia rẽ Tăng chúng (Saṅghabhedaka).

  1. Là người không có “Tà Kiến – Micchādiṭṭhi” như việc không tin Nghiệp (Kamma) và Nghiệp quả (Kammavipāka).
  2. Là người lắng nghe những bài Kinh bằng sự tự tin ở kết quả từ việc nghe Kinh, thì sẽ tránh khỏi các sự nguy hiểm và mang lại kết quả tốt. (Khi họ nghe với niềm tin thì cũng đồng nghĩa với sự kính trọng và chú tâm là quan điểm của Ngài U Sīlānandābhivaṃsa được ám chỉ trong ý này).

 

Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Paritta. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Paritta được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm. Hơn nữa, việc tụng Kinh Paritta được phát sanh 2 lợi ích. Những ai tụng đọc như những người cho một cái gì đó; và những người lắng nghe giống như những người tiếp nhận một điều gì đó đã được cho. Nếu họ không nhận lãnh những gì đã được cho thì họ không nhận được gì. Nói rõ hơn, nếu người nào không lắng nghe việc tụng đọc, mặc cho những người khác tụng lên và người này làm các việc khác; thì họ chắc chắn không nhận những gì đã được cho, do vậy họ sẽ không thành tựu được từ những lợi ích của việc nghe kinh.

 

VỀ KINH ĐIỂN PĀḶI:

Ở đây, khi trình bày các văn bản Pāḷi của Kinh Paritta, chúng tôi đã không theo sự quy ước về các tập sách viết về Pāḷi như phương Tây hiệu đính. Tập Kinh Hộ Trì (Parittapāḷi) này dành cho việc đọc và tụng đối với tất cả những ai quan tâm đến; và những người không quen thuộc với các quy ước đã đề cập ở trên sẽ cảm thấy khó khăn trong việc phát âm đúng như sau: etad avoca, maṅgalam uttamaṃ, sabbe ‘p’ime và đối với bản khác thì những lời này được viết như sau: etadavoca, maṅgalamuttamaṃ, sabbe pime, v.v…

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Ngoại trừ những giới thiệu của các câu kệ, những bài Kinh Hộ Trì (Parittapāḷi) được tìm thấy trong Piṭaka (tạng) như sau:

(Tham khảo số trang của Hội Trùng Tuyên Tam Tạng Lần Thứ Sáu, ngoại trừ những Jātaka (Bổn sanh) được đặt số theo Jātaka).

 

  1. Parittaparikamma => sáng tác bởi các nhà biên soạn
  2. Maṅgalasutta => Khuddakapāṭha, 3-4;

Suttanipāta, 308-9.

  1. Ratatasutta

đoạn giới thiệu               => Dhammapada Aṭṭhakathā, ii. 272

hai câu kệ tiếp theo        => sáng tác bởi các nhà biên soạn

bản Kinh còn lại             => Khuddakapāṭha, 4-7,

Suttanipāta, 312-5.

  1. Mettāsutta => Khuddakapāṭha, 10-12.

Suttanipāta, 300-1.

  1. Khandhasutta => Vinaya, iv. 245,

Aṅguttaranikāya, i. 384,

Jātaka số 203.

  1. Morasutta => Jātaka số 159.
  2. Vaṭṭasutta => Cariyapiṭaka, 415.
  3. Dhajaggasutta => Saṃyuttanikāya, i. 220-2.
  4. Āṭānāṭiyasutta,

câu kệ 104-109            => Dīghanikāya, iii. 159.

câu kệ 102,103, 110-130 => sáng tác bởi các nhà biên soạn

câu kệ 131                    => Dhammapada, câu kệ 109.

  1. Aṅgulimālasutta => Majjhimanikāya, ii. 306.
  2. Bojjhaṅgasutta

bản Kinh gốc                => Saṃyuttanikāya, iii. 71, 72 73.

câu kệ ở đây                 => sáng tác bởi các nhà biên soạn

  1. Pubbaṇhasutta,

câu kệ 153                    => Khuddakapāṭha, 5.

Suttanipāta, 312.

câu kệ 162-4                => Aṅguttaranikāya, i. 299.

còn lại                          => sáng tác bởi các nhà biên soạn

 

VIỆC DỊCH THUẬT:

Bản dịch này không hàm chứa sự phiên dịch mang tính thơ văn bóng bẩy; đây là một bản dịch trung thành với bản Kinh càng chính xác càng tốt. Các bản chú giải và các bản dịch khác của Myanmar (Miến Điện) đã giúp chúng tôi liên tục tham khảo trong quá trình phiên dịch và mọi nỗ lực đã được thực hiện để mang lại một bản dịch phù hợp bằng lời giải thích cho một tác phẩm để đời này.  (Một số bản dịch tiếng Anh cũng được tham khảo).

 

VIỆC SỬ DỤNG CỦA KINH PARITTA:

Mặc dù Kinh Paritta chỉ dành cho việc trì tụng nói chung, nhưng một số các bài Kinh Paritta vẫn được thực hành trong cuộc sống được tốt đẹp. Chỉ có Kinh Châu Báu (Ratanasutta), Kinh Con Công[1] (Morasutta), Kinh Chim Cút (Vaṭṭasutta), Kinh Āṭānāṭiya[2] (Āṭānāṭiyasutta), Kinh Ngài Aṅgulimāla (Aṅgulimālasutta) và Kinh Buổi Sáng (Pubbaṇhasutta) chỉ để cho việc trì tụng. Những bài Kinh khác thì dành cho cả việc trì tụng và thực hành. Có những bài Kinh được sử dụng đặc biệt trong những trường hợp cụ thể, mặc dù nhìn chung đều có nghĩa là để được hộ trì và tránh khỏi những sự nguy hiểm. Việc sử dụng cụ thể từng bài Kinh có thể được tìm thấy trong phần giới thiệu của các câu kệ trong từng bài kinh. Tất cả được liệt kê ngắn gọn như sau:

  1. Maṅgalasutta => để được hạnh phúc (maṅgala) và sự thạnh lợi.
  2. Ratanasutta => để được dứt khỏi các sự nguy hiểm do bệnh tật (roga), phi nhân (amanussa) và sự đói khát (dubbhikkha).
  3. Mettāsutta => cho việc rải tâm từ đến tất cả chúng sanh và các phi nhân không hiện hình đáng sợ.
  4. Khandhasutta => để được bảo vệ khỏi các loài rắn và các sinh vật khác xâm hại.
  5. Morasutta => để được bảo vệ chống lại những cạm bẫy, được an toàn.
  6. Vaṭṭasutta => để được bảo vệ khỏi lửa thiêu đốt.
  7. Dhajaggasutta => để được bảo vệ chống lại sự sợ hãi, khiếp đảm và kinh dị.
  8. Āṭanāṭiyasutta => để được bảo vệ khỏi các phi nhân, được sức khỏe và hạnh phúc,
  9. Aṅgulimālasutta => để cho những người mẹ sanh nở được dễ dàng,
  10. Bojjhaṅgasutta => để được bảo vệ và dứt khỏi đau ốm cùng bệnh tật,
  11. Pubbaṇhasutta => để bảo vệ khỏi những điềm xấu, và đạt được những hạnh phúc v.v…

RẢI TÂM TỪ:

Chưa bao giờ trước đây, nhu cầu về lòng từ được cảm nhận nhiều như ngày nay. Bạo lực đang lan tràn khắp thế giới. Nếu chúng ta không thể và không làm giảm được bạo lực, thì thế giới sẽ là một địa ngục trần gian cho tất cả nhân loại. Vì vậy, đó là điều bắt buộc mà chúng ta phải làm một điều gì đó, ít ra để nhằm giảm đi bạo lực; cho dù chúng ta sẽ không thể xóa đi hết tất cả hận thù trên thế giới này. Việc thực hành lòng từ (Mettā) là sự may mắn để giúp cho chúng ta đạt được mục tiêu giải thoát; chúng ta có thể giúp suy giảm bạo lực bằng việc thực hành lòng từ và mang lại những sự tốt đẹp hơn cho tất cả chúng sanh. Phần “Tâm Từ” trong tập Kinh này là vì cho mục đích đó.

CHIA PHƯỚC:

Chia sẻ phước báu luôn là một việc làm hoan hỷ ngay khi chúng ta làm một công đức (Puñña) hay phước thiện (Kusala) nào đó. Những câu kệ chia sẻ phước báu được đề cập đến sau phần rải tâm từ.

Khi Kinh Paritta được tụng đọc trong âm hưởng rập ràn, và việc lắng nghe bằng tâm tín thành, thì những lợi ích trước mắt của họ là việc mang lại sự thanh thản, an tịnh, bình an và hoan hỷ. Nhiều thế hệ đã hoan hỷ về những lợi ích này, nhiều bài Kinh Paritta và Lòng Từ (Mettā) đã có từ lâu. Nhiều lợi ích sẽ được mang lại cho chúng ta khi tụng đọc, lắng nghe và thực hành Kinh Paritta một cách đúng đắn. Cầu mong cho tất cả chúng sanh được những lợi ích của Kinh Paritta và bài Kinh Tâm Từ (Mettāsutta) đã được chỉ dẫn ở đây.

Trong phần kết luận, tôi xin cảm ơn nhà xuất bản Inward Path và những Phật tử người Malaysia cho việc xuất bản và cúng dường chi phí việc in ấn và phát hành tập Kinh này, như là một món quà Pháp thí vì ‘lợi ích và phúc lợi của nhiều người’. Cầu mong cho các puñña (công đức) đã được thu hoạch xuyên qua công việc cao quý này mang lại cho họ được hạnh phúc. Mong cho puñña (công đức) này hãy là nền tảng vững chắc cho việc thành tựu giải thoát tất cả đau khổ cuối cùng của họ.

Sayadaw U Sīlānandābhivaṃsa,

Aggamahāpaṇḍita

USA, 1998

[1] Kinh Khổng Tước.

[2] Ngài HT Minh Châu âm là: A-sá-nang-chi.

Đăng nhận xét