4. Dhammānupassanā – Quán Pháp
4.4. Dhammānupassanābojjhaṅga
Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu santaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. (1)
Santaṃ vā ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅga
Santaṃ vā ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa vīriyasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa vīriyasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. (3)
Santaṃ vā ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa pītisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa pītisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. (4)
Santaṃ vā ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa passaddhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa passaddhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. (5)
Santaṃ vā ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa samādhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa samādhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. (6)
Santaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti. (7)
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati; samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupas
(Bojjhaṅgapabbaṃ niṭṭhitaṃ)
Này các thầy tỳ khưu, ở đây thầy tỳ khưu quán sát pháp trong pháp qua bảy yếu tố giác ngộ.
Và, này các thầy tỳ khưu, tỳ khưu quán sát pháp trong pháp qua bảy yếu tố giác ngộ là như thế nào?
Ở đây, này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có niệm giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có niệm giác chi”, hay khi nội tâm không có niệm giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi không có niệm giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do của niệm giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý niệm giác chi được hoàn hảo do sự tu tập.
Ở đây này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có trạch pháp giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có trạch pháp giác chi”, hay khi nội tâm không có trạch pháp giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi không có trạch pháp giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do trạch pháp giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý do sự tu tập trạch pháp giác chi được hoàn hảo.
Ở đây này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có tinh tấn giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có tinh tấn giác chi”, hay khi nội tâm không có tinh tấn giác chi, thầy tỳ khưu biết:”nội tâm tôi không có tinh tấn giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do tinh tấn giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý do sự tu tập tinh tấn giác chi được hoàn hảo.
Ở đây này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có hỉ giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có hỉ giác chi”, hay khi nội tâm không có hỉ giác chi, thầy tỳ khưu biết:”nội tâm tôi không có hỉ giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do hỉ giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý do sự tu tập hỉ giác chi được hoàn hảo.
Ở đây này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có thư thái giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có thư thái giác chi”, hay khi nội tâm không có thư thái giác chi, thầy tỳ khưu biết:”nội tâm tôi không có thư thái giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do thư thái giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý do sự tu tập thư thái giác chi được hoàn hảo.
Ở đây này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có định giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có định giác chi”, hay khi nội tâm không có định giác chi, thầy tỳ khưu biết:”nội tâm tôi không có định giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do định giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý do sự tu tập định giác chi được hoàn hảo.
Ở đây này các thầy tỳ khưu, khi nội tâm có xả giác chi, thầy tỳ khưu biết: “nội tâm tôi có xả giác chi”, hay khi nội tâm không có xả giác chi, thầy tỳ khưu biết:”nội tâm tôi không có xả giác chi”. Tỳ khưu cũng biết lý do xả giác chi chưa sinh được sinh khởi. Tỳ khưu cũng biết lý do sự tu tập xả giác chi được hoàn hảo.
Như vậy, thầy tỳ khưu quán sát pháp trong nội pháp hay thầy tỳ khưu quán sát pháp trong ngoại pháp hay tỳ khưu quán sát pháp trong nội pháp và ngoại pháp.
Tỳ khưu quán sát yếu tố sinh khởi (sự sinh khởi) của pháp hay tỳ khưu quán sát yếu tố diệt tận (sự diệt tận) của pháp, hoặc tỳ khưu quán sát yếu tố sinh khởi và diệt tận (sự sinh khởi và sự diệt tận) của pháp.
Hoặc Tỳ khưu chánh niệm rằng “chỉ có pháp mà thôi” (nghĩa là chỉ thuần chánh niệm trên pháp mà thôi)
Và chánh niệm này cần được thiết lập để giúp cho sự phát triển trí tuệ và chánh niệm về sau.
Tỳ khưu không tham ái và tà kiến mà lệ thuộc hay dính mắc vào bất cứ điều gì.
Tỳ khưu không dính mắc vào bất cứ đìều gì trên thế gian do ngũ uẩn hợp thành này.
Như vậy, này các thầy tỳ khưu, tỳ khưu quán sát pháp trong pháp qua bảy yếu tố giác ngộ.